Du lịch kết hợp sự kiện là một xu thế không còn mới nhưng trong một vài năm trở lại đây, xu thế này càng trở nên hot hơn và được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm. Bởi có lẽ tổ chức một chương trình 2 trong 1 hay 3 trong 1 luôn giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí, thời gian và tính hiệu quả rất cao.
Vậy du lịch kết hợp sự kiện là gì và nó có những ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Du lịch kết hợp sự kiện là gì?
Du lịch kết hợp sự kiện là một chương trình 2 trong 1 với việc tổ chức sự kiện trong chuyến đi du lịch của các doanh nghiệp. Trong chuyến đi, doanh nghiệp sẽ dành ra từ 1 tới 2 buổi để tổ chức các sự kiện phù hợp cho khách hàng hoặc cho nhân viên công ty.
Mục đích tạo sự thuận lợi cho công ty, làm phong phú cho chuyến đi cũng như đạt được những mục tiêu đặt ra trong chương trình.
Các sự kiện có thể kết hợp với du lịch
Mặc dù được gọi là du lịch kết hợp tổ chức team building, thế nhưng không phải sự kiện nào cũng có thể tổ chức trong chuyến đi du lịch. Bởi lẽ có những sự kiện yêu cầu tính chuẩn chỉ, hay diễn ra trong thời gian dài ngày hoặc để thuận tiện cho phí khách mời thì người ta thường chọn địa điểm gần trung tâm, tạo thuận lợi cho khách mời.
Do đó, chỉ có 1 số sự kiện dưới đây đặc biệt phù hợp khi tổ chức cùng chuyến du lịch:
Tiệc tất niên/ tân niên
Tiệc tất niên, tân niên thường là sự kiện nội bộ và được tổ chức dành riêng cho nhân viên công ty.
Đây là sự kiện quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp đều muốn tổ chức. Đối với tiệc tân niên, đây được xem như một khởi đầu mới cho một năm làm việc thành công, phát đạt.
Còn đối với tiệc tất niên, đây không đơn thuần là một bữa tiệc mà còn là buổi gặp mặt, tổng kết 1 năm làm việc và tri ân tới các khách hàng, đối tác thân thiết của công ty.
Có khá nhiều cách để tổ chức tiệc tân niên và tất niên tổng kết cuối năm, nhưng cách phổ biến nhất là dùng tiệc tại nhà hàng và tổ chức kèm với chuyến du lịch, như một cơ hội gửi lời tri ân tới những nỗ lực cố gắng của nhân viên trong suất một năm và khởi động cho một năm mới đầy nhiệt huyết.
Ngày hội gia đình
Ngày hội gia đình hay còn gọi với thuật ngữ “Family day” cũng là một trong những sự kiện nhận được khá nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ tốt đối với nhân viên.
Ngày hội gia đình là một chương trình bao gồm các hoạt động dành cho các gia đình tham gia, tạo cơ hội gần gũi giữa bố mẹ và các con. Ngoài ra, nhiều chương trình cũng lồng ghép thêm team building hay các cuộc thi năng khiếu dành cho gia đình.
Team building
Du lịch team building là sự kiện phổ biến nhất trong các sự kiện có thể ghép với du lịch. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp nào tổ chức du lịch cho nhân viên đều lồng ghép 1 chương trình team building với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Có thể là team building trong nhà, team building ngoài trời, team building trải nghiệm hay đơn giản nhất là trò chơi tập thể.
Trò chơi team building nghe thế nhưng lại có một sức mạnh rất lớn trong việc rèn luyện kỹ năng team work cho người tham gia cũng như là một sợi dây gắn kết toàn thể tập thể.
Team building chính là các trò chơi được mô phỏng tình huống thực tế về những khó khăn mà các doanh nghiệp, tập thể có thể gặp phải trong quá trình hình thành và phát triển, từ đó cùng tìm cách giải quyết và rút ra bài học cho bản thân, cho doanh nghiệp.
Chính bởi ý nghĩa đó mà du lịch team building càng ngày càng được lòng các doanh nghiệp và trở thành một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong mỗi chuyến đi.
Hội nghị khách hàng
Hội nghị khách hàng cũng là sự kiện được đưa nhiều vào chuyến du lịch. Hiểu một cách đơn giản nhất thì hội nghị khách hàng là dịp doanh nghiệp tri ân tới khách hàng cũng đối tác của công ty. Đồng thời là dịp để doanh nghiệp tạo uy tín, quảng bá thương hiệu đối với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Hội nghị khách hàng sẽ khá khó để có được chuyến đi xa, nhưng những resort quanh nội thanh hay các khu giải trí lớn cũng là cách tốt để doanh nghiệp thể hiện lời tri ân tới những khách hàng.
Hội thảo
Du lịch hội thảo hay còn gọi là du lịch MICE là loại hình du lịch mới phát triển tại Việt Nam, nhất là các thành phố lớn. Khi những cuộc họp được tổ chức tại các thành phố lớn, các điểm du lịch nổi tiếng thì thay vì ở lại khách sạn, ngoài việc tham dự hội thảo, người ta sẽ thường kết hợp với một vài điểm tham quan để thay đổi không khi chương trình cũng như tạo ra 1 chương trình 2 trong 1 cho các vị khách tham gia.
Kick off dự án
Kick off dự án hay còn gọi là khởi động dự án là một số hoạt động tinh thần, nhằm tạo tinh thần cho các thành viên tham gia cũng như là dịp để cùng bàn chiến lược cho dự án. Thông thường, kick off sẽ được tổ chức ngay tại trụ sở doanh nghiệp, nhưng nhiều doanh nghiệp muốn tạo ra sự khác biệt và mới lại vẫn đính kèm với chuyến du lịch thông thường.
Kinh phí tổ chức du lịch kết hợp sự kiện
Tố chức sự kiện không phải khó nhưng vấn đề chi phí cũng là một trong những vấn đề nhiều doanh nghiệp cần cân nhắc. Dù được tổ chức với quy mô nào thì kinh phí cho một chương trình vẫn bắt buộc cần chi cho những hạng mục sau:
Phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển phổ biến nhất là xe ô tô du lịch, ngoài ra còn có máy bay, tàu hỏa, thuyền nhưng sẽ ít hơn.
Tùy vào thời gian, địa điểm và số lượng người tham gia mà vận chuyển sẽ được chi theo các mức giá khác nhau. Tuy nhiên, bạn hãy dành ra khoảng 100.000/người cho việc thuê xe. Còn vào các dịp cuối tuần hay cao điểm thì hãy cộng thêm khoảng 50.000/người nữa nhé.
Lưu trú
Đối với những chuyến du lịch dài ngày thì lưu trú là không thể thiếu. Và lưu trú cũng là khoản tốn kém nhất trong mỗi chuyến đi du lịch. Mức giá phòng sẽ phụ thuộc vào thứ hạng khách sạn và thời gian lưu trú. Thấp nhất là khoảng 300.000/phòng, và mức cao nhất có thể tới cả chục triệu một phòng.
Ăn uống:
Mức ăn trung bình cho mỗi bữa ăn thông thường là tè 150.000 – 200.000/suất. Tuy nhiên, với những bữa ăn chính trong sự kiện, có thể tăng lên 250.000 – 300.000/suất. Tùy mức chi phí bạn có để cân nhắc khoản ăn này.
Chi phí sự kiện
Các sự kiện cũng không có một mức giá chung bởi một sự kiện cần cân nhắc từ thời gian, số lượng, tính chất sự kiện và cả các yêu cầu của doanh nghiệp.
Do đó, để biết được giá, bạn cần vạch ra các vấn để như trên, từ đó tính giá bằng cách hỏi các nhà cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, mức chi phí cho sự kiện sẽ bao gồm cả các đạo cụ tổ chức nữa đấy nhé.
MC chương trình
MC chương trình là bắt buộc trong các sự kiện. Bạn có thể sử dụng chính người công ty nếu như có năng lực, hoặc thuê MC bên ngoài dẫn sự kiện cho mình. Mức giá thấp nhất cho việc thuê MC là từ 2.000.000/show, ngoài ra các sự kiện quan trọng cần MC chất lượng thì giá sẽ cao hơn.
Ngoài MC, bạn cũng nên thuê các Hướng dẫn viên hướng dẫn tham quan trong chuyến du lịch của mình để đảm bảo một chuyến đi tốt nhất. Giá cho hướng dẫn viên là 700.000/người/ngày.
PG/PB (nếu có)
Một số sự kiện như Hội nghị khách hàng, hội thảo,…cần có PG/PB. Mứa giá sẽ là 400.000 – 500.000/người/ngày.
Du lịch kết hợp sự kiện là một xu thế mới, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp.
Đánh giá đúng tính chất sự kiện cũng như mục tiêu của chuyến đi sẽ là nguyên tắc cơ bản nhất để đảm bảo thành công cho sự kiện.