QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

Thiết kế tour du lịch là một khâu quan trọng trong công ty du lịch lữ hành. Nó được coi như là một sản phẩm cốt lõi của các công ty du lịch. Bất kì nhân viên nào trong công ty từ thực tập sinh tới nhân viên đều cần nắm rõ quy trình xây dựng một chương trình chuyên nghiệp. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn các bước cụ thể từ A-Z khi bắt đầu thực hiện một tour du lịch cần những gì?

Bước 1: Nghiên cứu thị trường khách hàng và thị trường cung

Cung luôn bắt đầu từ cầu. Vì thế, trước khi thực hiện một chiến lược nào đó bạn phải tìm hiểu xem nhu cầu của khách hàng là gì? Động cơ của họ ra sao? Thói quen tiêu dùng như thế nào? … Phải hiểu được khách hàng thì bạn mới có thể đánh trúng tâm lý và cung cấp đúng loại hình dịch vụ.

Ngoài ra, công ty phải bắt được xu hướng hiện hành. Ví dụ, Vào tháng 11 vừa qua, đảo Koh Rong là một đảo được dân lữ hành vô cùng ưa chuộng bởi độ hấp dẫn của nó, lượng du khách đổ về đây rất nhiều. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu điều này để xây dựng tour phù hợp và có chiến lượng marketing, đặc biệt là marketing online phù hợp. Với thời đại không dây ngày càng phát triển, mọi người có xu hướng tìm kiếm, tham khảo thông tin và book tour online nhiều hơn. Nếu bạn càng đẩy mạnh truyền thông, chạy quảng cáo qua các kênh online như: facebook, instagram.. thì mức độ khách hàng mục tiêu tiếp cận được sẽ cao và đạt hiệu quả hơn rất nhiều.

Bước 2: Xây dựng lịch trình tour

Hành trình hoặc lịch trình là trình tự cách đi, các nơi đến và điểm tham quan sẽ trải qua trong chuyến du lịch.

Thay vì mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ xem trong tour cần đi những địa điểm nào, hoạt động ngoại khóa ra sao thì bạn có thể tham khảo tour tương tự của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra những điểm chung nhất và dựa vào đó xây dựng một số đặc trưng riêng tour của mình để thu hút khách hơn.

Bước 3: Xác định giá sản phẩm

Giá thành luôn là vấn đề khách hàng quan tâm đầu tiên. Trước khi họ lựa chọn gói dịch vụ của công ty bạn thì chắc chắn họ đã tham khảo chúng ở các đối thủ cạnh tranh và có thể tự đưa ra so sánh chất lượng đi đôi với giá thành ở mỗi bên. Vậy nên, đừng bao giờ nghĩ rằng có thể thu một khoản quá hời từ khách hàng. Bạn nên đưa ra một mức giá hợp lý với chất lượng của tour cũng như các dịch vụ đi kèm. Cần cân đo kỹ lưỡng để tối ưu nhất với chi phí vận hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể áp dụng một số chính sách thúc đẩy bán hàng như:

Xây dựng chiến lược Marketing

  • Cung cấp chương trình khuyến mãi tour nhân dịp đặc biệt như: năm mới, giáng sinh, Valentine,.. Hoặc giảm giá tour theo nhóm người đăng ký: về số lượng, đối tượng: sinh viên, người lớn tuổi…
  • Giới thiệu một số mã giảm giá tour cho khách du lịch hoặc tổ chức minigame, cuộc thi, sự kiện trên mạng xã hội để tìm ra người may mắn sở hữu tour miễn phí đến một địa điểm đang hot nào đó,..
  • Remarketing: đây là cách để gợi nhớ khách hàng cũ về dịch vụ tour du lịch của bạn. Cập nhật lại các dữ liệu thông tin của khách hàng tiềm năng cũ từ phần mềm quản lý bán hàng, sau đó gửi cho họ một số mã giảm giá hoặc tặng quà.

Bước 4: Hoàn thiện tour bán

Đây là bước cuối cùng nhưng hết sức quan trọng. Bạn hình dung đơn giản 3 bước trên chỉ là phần dàn ý chung nhất để dựa vào đó, bạn có thể triển khai các ý cụ thể và rõ ràng hơn. Một số thông tin bắt buộc phải có như:

  • Tên chương trình
  • Hành trình
  • Thời gian
  • Nội dung
  • Lịch trình từng ngày
  • Ảnh các điểm đến tiêu biểu theo ngày
  • Phần báo giá: (giá) bao gồm, không bao gồm, giá đối với trẻ em
  • Các quy định của chương trình du lịch: Chế độ phạt áp dụng khi khách hàng hủy bỏ, Trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành và khách hàng.
  • Thông tin liên hệ: trụ sở chính, chi nhánh của cty, người liên hệ trong trường hợp khẩn cấp

Hy vọng, bài viết có thể giúp các bạn xây dựng được một chương trình du lịch thu hút và hiệu quả nhất!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.